Gần đây, một khảo sát thường niên của trang Automaton đã tiết lộ những chỉ số đáng lo ngại về thói quen tiêu dùng của người trẻ Nhật Bản.
Gần 20% thanh thiếu niên chi tiền vào game gacha
Nổi lên như hiện tượng trong làng game thế giới những năm gần đây, sức hút của game gacha là một điều không thể bàn cãi.
Sở hữu doanh thu “khủng bố” lên đến hàng tỷ đô mỗi năm, những trò chơi gacha đang từng bước chinh phục không chỉ giới game thủ nói chung mà còn thu hút lượng người chơi mới khổng lồ gia nhập vào thị trường game online nói riêng.
Thế nhưng đằng sau những thành tích đáng nể đó, các tựa game này thường “giữ chân” người chơi bởi một thủ thuật nguy hiểm. Đó chính là sự gây nghiện khó cưỡng thông qua các cơ chế gacha.

Gacha có cách vận hành khá giống với cờ bạc. Để sở hữu những nhân vật hoặc vật phẩm yêu thích, người chơi bắt buộc phải nạp tiền để mua những lượt quay và thử vận may. Ngay cả tại Việt Nam, không hiếm để tìm ra những game thủ sẵn sàng chi từ vài triệu đến vài chục triệu cho một tựa game mỗi tháng với mong muốn được chạm tay đến thứ mình thích.
Có lẽ vì vậy mà kết quả của cuộc khảo sát cho thấy có đến 18,8% số người thừa nhận đã tiêu tốn quá mức vào các giao dịch game, đến mức họ có thể phải…nhịn ăn và hơn nữa còn ảnh hưởng đến các chi phí sinh hoạt thiết yếu khác như tiền nhà, tiền ga, điện nước.
Những con số đáng báo động
Dù mang lại nhiều rủi ro đáng ngại, các tỉ lệ các giao dịch trong game lại tăng 6% so với khảo sát năm 2024. Chỉ riêng tháng 3/2025, tổng chi tiêu toàn cầu trên App Store và Google Play đạt 6,79 tỷ USD, trong đó Nhật Bản chiếm 14,3%, khẳng định mức độ “bào tiền” của các tựa game đến từ xứ sở Mặt Trời mọc.
Điều này càng được thể hiện qua việc ngày càng có nhiều người chơi phụ thuộc vào việc nạp tiền để có thể tận hưởng niềm vui trong game. Họ cho biết, mình không thể chơi một cách vui vẻ nếu không nạp tiền vào game được.
Hiệu ứng FOMO cũng góp phần không ít vào việc khiến các game thủ trở nên “nghiện ngập” hơn. Bởi nếu lệch gacha, nhiều người sẽ lâm vào cảm giác vô cùng tồi tệ, như thể họ đã bỏ lỡ điều gì đó quan trọng.
Chưa kể, nhiều tựa game còn gián tiếp “khều” người chơi chi tiền bằng các hình thức “pay to win” (trả tiền để chiến thắng). Bởi nếu họ muốn hoàn thành màn chơi, game thủ bắt buộc phải mua skin hoặc vật phẩm tại cửa hàng trong game để gia tăng sức mạnh cho nhân vật.
Sự gây nghiện cộng với những chiêu trò kích thích nạp tiền đến từ các NPH game có thể sẽ làm nhiều người chơi phải khốn đốn vì chi tiêu quá nhiều cho game mà chính bạn cũng khó tránh khỏi.
Bạn cảm thấy thế nào về sự việc trên, hãy chia sẻ và theo dõi TinhayVIP để đọc thêm những tin tức thú vị về các tựa game hay cùng những sự kiện thú vị trong làng trò chơi điện tử các bạn nhé.